Để mật ong bao lâu thì hỏng có lẽ là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc nhất. Bởi lẽ trong hầu hết các gia đình người Việt, mật ong đã trở thành một thứ vô cùng quen thuộc đặc biệt là mật ong rừng. Với nhiều công dụng từ chữa bệnh, làm đẹp cho tới nấu ăn nên mật ong trở thành một thứ không thể thiếu trong mọi nhà. Vì vậy, thật không khó để thấy những thắc mắc để mật ong lâu có sao không hay để mật ong bao lâu sẽ biến thành chất độc. Vậy hãy cùng Mama Chuê tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Công dụng của mật ong
Trong mật ong có chứa các vitamin nhóm B như B9, B12 và sắt, đồng nên có tác dụng làm tăng lượng hồng cầu; tạo môi trường tốt cho các vi khuẩn có lợi trong đại tràng nên chống được tình trạng táo bón.
Ngoài ra, mật ong còn cung cấp năng lượng cho hoạt động cơ bắp, chứa nhiều chất chống lão hóa.
Để mật ong bao lâu thì hỏng?
Tuy có nhiều công dụng nhưng có một sai lầm mà ai cũng mắc phải đó là cho rằng mật ong rừng có thể để mãi mà không hỏng, thậm chí để càng lâu càng tốt.
Thực tế, bất cứ thứ gì cũng có hạn sử dụng của nó, mật ong cũng vậy. Để mật ong bao lâu thì hỏng? Hạn dùng phổ biến nhất được khuyến cáo cho người tiêu dùng là 2 năm.
Vì theo thời gian, mật ong sẽ bị thay đổi, giảm giá trị dinh dưỡng và thậm chí gây hại.
Trong mật ong rừng có chất độc gọi là Hydroxy Methyl Furfurol (HMF), thử độ độc hại của HMF trên động vật thấy ở hàm lượng HMF 200mg/kg làm ong chết, chuột bị biến đổi gen, tăng tỉ lệ ung thư…
Chất HMF này khi bảo quản mật ong rừng ở nhiệt độ càng cao thì sinh ra càng nhiều. Mật ong mới thu hoạch HMF là 1-5mg/kg, sau 100 – 200 ngày bảo quản ở nhiệt độ 30-35 độ C thì HMF tăng thêm 200-300mg/kg.
Lưu ý rằng trong tiêu chuẩn nhập khẩu mật ong vào các nước châu Âu và Hoa Kỳ thì hàm lượng HMF chỉ là 40-80mg/kg (tùy theo mật ong được sản xuất theo điều kiện của các nước châu Âu hay mật ong tại các nước nhiệt đới).
Vì thế mật ong nếu để càng lâu trong môi trường khí hậu nóng ẩm vào mùa hè như ở Việt Nam sẽ càng sản sinh thêm nhiều chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách nhận biết mật ong không thể dùng được.
– Màu sắc: mật ong bình thường có màu vàng, để càng lâu màu càng chuyển sậm về đen, khi thấy mật chuyển màu thì nên bỏ đi.
– Mùi hương: mật ong để lâu sẽ không còn hương thơm ngọt đặc trưng nữa mà có vị đắng hoặc cay, khi ngửi cảm thấy vô cùng khó chịu.
– Mùi vị: mật ong bình thường có vị ngọt xen lẫn chút chua, trong đó vị ngọt là chủ yếu.
Càng để lâu, vị ngọt càng giảm và vị chua tăng lên, một số trường hợp mật có thêm vị cay do lên men.
Khi độ chua còn chấp nhận được thì việc pha mật ong để uống tuy không còn được khuyến khích nhưng vẫn có thể sử dụng cho các món ăn; nhưng lâu hơn nữa, khi mật đã lên men, thấy trên bề mặt có bọt trắng, ngửi có mùi cay của rượu thì không nên dùng nữa.
Bạn nên lưu ý cách bảo quản mật ong cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của mật mà bạn đang sử dụng. Nên bảo quản mật ong trong những chiếc lọ đậy kín, để ở chỗ tối và mát, tránh để lẫn nước vào nếu không muốn mật chóng bị lên men.
Mama Chuê vừa giải đáp câu trả lời Để mật ong bao lâu thì hỏng. Mong rằng sau bài viết mọi người sẽ chú ý đến hạn sử dụng mật ong và dùng trong thời gian sử dụng để mật ong phát huy tối đa công dụng cho sức khỏe.
Nghệ nào thì tốt, công dụng từng loại nghệ đối với sức khoẻ?
————————————————–
Tìm hiểu thêm qua kênh Fanpage Facebook Sâm nghệ Mama Chuê
Tìm hiểu thêm qua kênh Fanpage Facebook Sâm saffron Mama Chuê