Một số món ăn ngày Tết thường xuất hiện trên mâm cỗ của người miền Nam

Posted on Tin tức 815 lượt xem

Món ăn ngày tết ở mỗi vùng miền mang nét đặc trưng khác nhau. Chính vì vậy đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực ngày Tết phong phú và đa dạng chỉ có tại Việt Nam. Món ăn ngày tết của người miền Nam luôn phong phú và ngon khó cưỡng từ phần nhìn tới phần vị. Cùng Mama Chuê tìm hiểu những món ăn ngày Tết thường xuất hiện trên mâm cỗ của người miền Nam trong bài viết sau đây

  1. Củ kiệu 

Nếu như dưa hành là món ăn quen thuộc ở miền Bắc, dưa món là món đặc trưng ở miền Trung, thì củ kiệu chính là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết miền Nam.  

Người dân miền Nam làm củ kiệu ngày Tết với quan niệm rằng, củ kiệu sẽ đem lại may mắn và tài lộc. Ăn củ kiệu ngâm để mong ước cho một năm mới tiền bạc đầy nhà, phát tài phát lộc và một năm vinh hoa phú quý.

 

cach lam cu kieu ngay Tet

2. Canh khổ qua – món ăn ngày Tết không thể thiếu

Theo quan niệm dân gian, món canh khổ qua ngày Tết thể hiện mong muốn cho những vất vả, khó khăn của năm cũ qua đi và cầu cho may mắn, tốt đẹp hơn sẽ đến trong năm mới. Món canh này còn có tác dụng giải nhiệt, chống ngán… hữu hiệu trong những ngày Tết.

canh kho qua nhoi thit 2 600x400 1

3. Lạp xưởng

Món ăn này gần như luôn gắn liền với không khí sum họp gia đình vào những ngày năm cũ bước qua năm mới. Cả nhà cùng ngồi bên nhau, cùng nhấp nháp lát lạp xưởng thơm ngon với một chút rượu nóng, một ít củ kiệu chua chua, tôm khô đậm đà, quả thật ấm lòng quá đỗi.

Và các bạn biết không, sở dĩ món ăn mang tên lạp xưởng là vì chúng có kiểu dáng nối với nhau thành xâu nên nhìn rất giống với xâu tiền bao đỏ thể hiện mong ước may mắn, giàu sang. Vì thế, người Việt ta thường dùng lạp xưởng trong mâm cỗ dâng cúng tổ tiên mỗi dịp Tết đến Xuân về đó.

lap

Ẩm thực Nam Bộ rất ưa chuộng lạp xưởng, ngày thường hay Lễ Tết đều không thể thiếu món này. Nếu có chọn lạp xưởng để tặng, điều cần lo không phải người ta có thích hay không mà cần lo ở đây là chất lượng. Và nếu bạn nghĩ chỉ có lạp xưởng heo thì bạn nhầm rồi nhé. Ngày nay, người ta đã sáng tạo, bổ sung thêm nhiều nguyên liệu khác để tạo nên những cái tên đầy kích thích nào là: lạp xưởng tôm, lạp xưởng vịt,… Thậm chí còn làm ra cả loại tươi chứ không phải khô như truyền thống nữa.

Tương tự như trên, lạp xưởng mang sắc đỏ của sự may mắn, vì thế, khi biếu tặng đều nhằm mang ý nghĩa cầu chúc tốt lành đến với mọi người. Đây đích thị là món quà biếu vô cùng hợp lý và ý nghĩa rồi.

4. Thịt kho tàu

Ngày Tết, đến thăm nhà ai bạn cũng dễ dàng bắt gặp món thịt kho tàu. Có thể nói thịt kho tàu là món ăn quen thuộc và được nhiều thành viên trong gia ưa chuộng. Món ăn có hương vị dễ ăn và mang lại cảm giác ấm áp và sum vầy.

kho qua don thit

Ngoài miếng thịt mềm mịn, phúng phính thì hột vịt trong món ăn này cũng không thái ra mà được chế biến nguyên cả quả, ngụ ý một năm mới trọn vẹn và đầy đủ cho gia chủ.

Trong ngày Tết, món thịt kho tàu là món luôn gợi nhắc nhiều kỉ niệm. Sự hoà hợp các nguyên liệu trong món ăn thể hiện tình cảm gia đình đoàn kết, ấm áp. Hương vị và ý nghĩa đã khiến thịt kho tàu trở nên quen thuộc và trường tồn cùng Tết Việt.

Tìm hiểu thêm sản phẩm của Mama Chuê !

-54%
Giá gốc là: 850.000 ₫.Giá hiện tại là: 390.000 ₫.
-43%
Giá gốc là: 1.200.000 ₫.Giá hiện tại là: 690.000 ₫.

5. Các loại chả

  • Chả lụa (giò lụa)

Đây là loại chả quen thuộc nhất, chả lụa có màu trắng mịn đặc trưng được làm từ thịt và mỡ heo xay nhuyễn kết hợp cùng gia vị được nêm nếm vừa ăn, sau khi xay nhuyễn thì được gói trong lá chuối rồi mang đi hấp chín, do đó chả lụa khi ăn vào sẽ có vị ngọt thơm tự nhiên của thịt heo hòa cùng mùi hương của lá chuối, dai dai mềm mềm nhai rất thích miệng.

gio lua

Chả lụa có thể ăn không hoặc chấm cùng muối tiêu hoặc có thể ăn kèm với các món xôi, cơm, bún, … đều rất ngon và phù hợp.

  • Chả bò

Chả bò được làm từ thịt bò nên miếng chả sẽ có màu nâu đỏ đặc trưng của thịt bò, vị ngọt cũng nhiều hơn và cảm giác ẩm hơn so với chả lụa, khi ăn không hề bị khô, phần gia vị của chả bò được nêm nếm đậm đà hơn kết hợp cùng những hạt tiêu đen cay cay làm cho bạn rất ấm cổ và kích thích vị giác khi cắn phải, có thể ăn kèm vài tép tỏi cay nồng tùy vào từng sở thích của mỗi người.

cha bo

  • Giò thủ (giò xào)

Giò thù là 1 trong các loại chả không thể thiếu trong ngày Tết, đây là món giò chả khá độc đáo bởi nó được làm từ sự kết hợp của các bộ phận chứa nhiều sụn của heo như: tai, lưỡi, mũi và nấm mèo kết hợp cùng các gia vị hành, tiêu, tỏi mang đến hương vị thơm ngon và độ dai giòn sần sật khi ăn rất thú vị, hoàn toàn lạ miệng so với những loại chả được làm từ thịt sẽ chỉ có độ dai.

gio thu

6. Bánh tét – món ăn ngày Tết đặc trưng của người Miền Nam

Miền Bắc có bánh chưng, miền Nam và miền Trung đón Tết với bánh tét. Từ bao đời nay, bánh tét trở thành “linh hồn Tết” của người miền Nam, nhất là ở các tỉnh miền Tây. Giống như bánh chưng, bánh tét có nhiều loại như: bánh tét mặn, nhân thập cẩm, ngọt hay chay.

món ăn ngày tết

Mama Chuê vừa chia sẻ đến các bạn một số món ăn ngày Tết thường xuất hiện trên mâm cỗ của người miền Nam. Mong rằng cả nhà sẽ có 1 mùa Tết thật đủ đầy, ấm no, hạnh phúc

Tìm hiểu thêm Sâm Saffron mật ong Mama Chuê 500ML

Tìm hiểu thêm Sâm nghệ mật ong Mama Chuê 500ML

Tìm hiểu thêm Khô bò sốt chanh mật ong JEJU (Bò miếng) 500g

————————————————–

Tìm hiểu thêm qua kênh Fanpage Facebook Sâm nghệ Mama Chuê

Tìm hiểu thêm qua kênh Fanpage Facebook Sâm saffron Mama Chuê

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Add address

Việt Nam

Gọi ngay
Messenger
Zalo
Bản đồ