Ý nghĩa ngày lễ đưa ông táo về trời của Việt Nam. Ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch) hằng năm là lúc các gia đình đưa ông Táo về trời báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế những chuyện của gia đình trong một năm. 23 tháng chạp cũng là ngày ngày gắn liền với truyền thuyết “cá chép hóa rồng”. Truyền thống tốt đẹp này có ý nghĩa sâu sắc luôn được người Việt ta giữ gìn một cách cẩn trọng.
Hãy cùng Mama Chuê tìm hiểu qua ý nghĩa tập tục đưa ông Táo về trời và cách cúng ông Táo về trời để có một năm mới thuận lợi hơn nhé!
1.Ý nghĩa của phong tục đưa Ông táo về trời
Theo sự tích thì ta có thể thấy sẽ có 3 vị Táo quân gồm 2 Táo ông và 1 Táo bà, đây là tượng trưng cho 3 chân của bếp, chỉ có đủ 3 chân thì mới có thể đặt dụng cụ nấu nướng vững chắc được.
Táo Quân là vị thần thường được thờ trong khu vực bếp. Họ mang sứ mệnh bảo vệ gia đình, phù trợ những điều may mắn cho mọi người trong gia đình chúng ta. Vì vậy, lễ đưa tiễn Táo Quân về trời cũng được diễn ra rất trang trọng.
Vào ngày 23 tháng 12 âm lịch hàng năm Táo Quân sẽ cưỡi cá chép về trời với mục đích báo cáo tất cả mọi việc của gia chủ cho Ngọc Hoàng nghe và cũng mang mong muốn của gia chủ để tâu lên Ngọc Hoàng. Một ý nghĩa khác, người Việt ta luôn ngưỡng mộ tình cảm, sự chung thủy của Táo Quân, nên việc thờ cúng cùng muốn thể hiện mong muốn cho ngọn lửa gia đình luôn được ấm áp và sáng mãi.
2. Mâm lễ vật cúng Ông táo gồm những gì?
Mâm lễ cúng đưa Ông Táo về trời ở mỗi miền sẽ có điểm khác nhau, nhưng thường trong các mâm lễ vật cúng sẽ gồm có: nhang đèn, hoa tươi, giấy tiền, mâm ngũ quả, mâm lễ mặn và hiển nhiên không thể nào thiếu ba bộ mã, gồm hai bộ đàn ông cho hai Táo ông và một bộ đồ đàn bà cho Táo bà, mỗi bộ sẽ có áo, mũ, hia hài cho Táo Quân.
Ở một số nơi, nhất là miền Bắc thì trong mâm cúng sẽ có thêm một thứ không thể thiếu chính là cá chép vàng. Bởi theo sự tích thì ông Táo sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên thiên đình để chầu Ngọc Hoàng nên người dân sẽ có thêm 2 hoặc 3 con cá chép sống cúng cùng.
Ở những miền khác, như miền Trung người ta thường thay cá chép bằng ngựa giấy, miền Nam thì sử dụng những đôi hia để thay cho cá chép. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn gia đình từ Bắc vào Nam đều sẽ bổ sung cá chép vào mâm cúng.
3. Địa điểm để bày mâm lễ đưa ông Táo
Theo truyền thống từ xa xưa, ông Táo là vị thần cai quản chuyện bếp núc của mỗi gia đình. Cũng chính vì vậy có quan điểm rằng bàn thờ ông Táo thường được đặt trong bếp, có thể đặt phía trên bếp hoặc bên cạnh bếp. Theo đó, mâm lễ cúng ông Táo về trời cũng sẽ được đặt trong bếp.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng không nên cúng dưới bếp mà thay vào đó nên cúng trên gian bàn thờ gia tiên. Ngày nay các gia đình thường bày hai mâm cơm. Một trong bếp và một nơi bàn thờ gia tiên. Tùy vào tính chất gia đình, vị trí nhà cửa, các bạn có thể cân nhắc về vị trí cúng.
4. Những kiêng kỵ trong cách cúng ông Táo về trời?
4.1, Không nên cúng lễ ông Công, ông Táo sau 12 giờ trưa ngày 23
Sau 12h trưa là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời và bẩm báo lại tình hình với Ngọc Hoàng. Lễ cúng ông Táo về trời cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.
4.2, Thả cá chép không được ném cá từ trên cao xuống
Trong ngày 23, cá chép tượng trưng cho thần linh chính vì vậy các gia đình nên thả cá từ từ xuống nước một cách nhẹ nhàng và nâng niu nhất để cá có thể sống được. Tuyệt đối không được đứng từ trên cao như trên cầu, ném cá chép xuống sông sẽ mất đi ý nghĩa thiêng liêng.
4.3, Không nên cầu tiền tài
Theo một số quan điểm, khi cúng ông Táo, không nên xin vật chất tiền tài. Bởi vì cúng Táo Quân lên thiên đình là để báo cáo việc lớn nhỏ của gia chủ với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân những điều bình an.
4.4, Một số món ăn kiêng kỵ không nên dâng lên ông Táo
Một số món ăn không nên dùng để cúng ông Táo như: vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó…nên tránh ra trong ngày này.
Mama Chuê hy vọng bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp thêm cho bạn những kiến thức thú vị về một trong những phong tục quen thuộc trong ngày Tết Việt Nam. Các bạn có thể truy cập vào trang tin tức của Mama Chuê để có thể biết thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về cuộc sống, đặc biệt là về sức khỏe nhé.
Cách sử dụng sâm nghệ mật ong Mama Chuê hiệu quả
————————————————–
Tìm hiểu thêm qua kênh Fanpage Facebook Sâm nghệ Mama Chuê
Tìm hiểu thêm qua kênh Fanpage Facebook Sâm saffron Mama Chuê
lễ đưa ông táo lễ đưa ông táo lễ đưa ông táo lễ đưa ông táo lễ đưa ông táo lễ đưa ông táo lễ đưa ông táo